Móng nhà là một trong những kết cấu vô cùng quan trọng, tạo sự ổn định và vững chắc cho toàn bộ công trình. Cùng tìm hiểu chi tiết vai trò của một trong những bộ phận quan trọng nhất của công trình và bỏ túi ngay những lưu ý khi làm móng nhà để đảm bảo quá trình thi công làm móng chắc chắn và không gặp phải những lỗi thường gặp nhé.
1. Tìm hiểu tầm quan trọng của móng nhà
Móng nhà là yếu tố quyết định sự kiên cố, bền vững và được xem là nền tảng nâng đỡ cả công trình. Đây là bộ phận chức năng truyền tải trực tiếp toàn bộ tải trọng của công trình xuống nền đất để tạo sự ổn định, vững chắc và đảm bảo độ an toàn. Chính vì vậy trong quá trình xây dựng, cần tính toán các phương án làm móng phù hợp để đảm bảo công trình không bị lún sụt, đổ vỡ.
2. Thi công móng nhà cần lưu ý
Móng nhà liên quan chặt chẽ đến sự vững chãi của ngôi nhà và là yếu tố cần lưu ý hàng đầu khi thi công. Cùng tìm hiểu những lưu ý hữu ích khi làm móng nhà để đảm bảo ngôi nhà được bền vững nhé
2.1. Xem xét địa chất ngôi nhà
Khảo sát địa chất nơi thi công là một công đoạn hết sức quan trọng vì từ đó bạn có thể đưa ra biện pháp gia cố công trình phù hợp. Đất cát với ưu điểm khô ráo, khả năng thấm hút tốt, giúp công trình kiên cố hơn, tránh tình trạng nghiêng lún và là loại đất thích hợp để xây cất nhà cửa.
Đối với nền đất yếu như đất ruộng, đất ven sông, ao hồ,…, việc thi công móng càng cần được lưu ý nhiều hơn, chủ đầu tư cần cân nhắc lựa chọn loại móng nhà phù hợp và gia cố chắc chắn, vững chãi để công trình không bị sụt lún hoặc nghiêng, lệch.
Ngoài ra, cần tránh những nơi có mức nước quá cao, mạch nước ngầm phải thấp hơn nơi đổ móng ít nhất khoảng 0,5m, giúp hạn chế tình trạng ẩm thấp, lạnh lẽo và nghiêng lún công trình và tình trạng ô nhiễm nguồn nước do nước thải sinh hoạt tích tụ.
2.2. Chọn loại móng phù hợp
Để đảm bảo sự vững chãi của công trình, sau khi nghiên cứu, khảo sát địa chất của công trình, gia chủ cần nắm được các đặc điểm và tính ứng dụng của các loại móng để đưa ra lựa chọn phù hợp, đặc biệt đối với nền đất yếu, việc đào móng phải được đặc biệt lưu ý để đảm bảo không bị sụt lún hay nghiêng lệch về sau.
2.3. Lựa chọn vật liệu làm móng
Một công trình tốt không thể thiếu vai trò của vật liệu chất lượng. Công đoạn lựa chọn vật liệu làm móng sẽ quyết định độ bền bỉ, vững chãi của toàn bộ công trình. Bên cạnh những yếu tố cơ bản như cát, xi măng, đá, cốt pha,… vật liệu chính phải kể đến chính là thép. Sở hữu hệ thống nhà máy, dây chuyền sản xuất khép kín với những công nghệ tiến tiến hàng đầu thế giới. Hiện nay nhiều hãng thép đã ngày càng chứng tỏ được vị trí hàng đầu của mình trên thị trường vật liệu xây dựng. Các sản phẩm thép mạ kẽm được phủ 1 lớp mạ kẽm với độ dày được tính toán phù hợp, giúp sản phẩm không chỉ có độ bóng, đẹp vượt trội mà còn sở hữu tuổi thọ cao, bền bỉ với thời gian. Ngoài ra, nhờ áp dụng công nghệ tẩy rỉ theo tiêu chuẩn của quốc tế, lượng nguyên liệu bị tiêu hao và chất thải ra môi trường được hạn chế tối đa mà vẫn đảm bảo độ dày thép chính xác và chất lượng bề mặt tốt nhất.
2.4. Kiểm tra giám sát thi công
Cùng với công tác khảo sát và lựa chọn vật liệu phù hợp, chủ đầu tư cũng cần theo sát quá trình thi công và cân nhắc đúng đơn vị thi công chuyên nghiệp để đảm bảo tiến độ thi công đúng hạn và quy trình đúng với thiết kế, tránh tình trạng nứt sàn, sụt lún vô cùng nguy hiểm.
2.5. Lưu ý khi đào móng trời mưa
Nếu không thể tránh được ngày mưa, gia chủ cần lưu ý kiểm tra thật kỹ hệ thống thoát nước để đảm bảo nước không bị ứ đọng, cần chuẩn bị để sẵn sàng che chắn vật liệu khi trời mưa.
Với những lưu ý hữu ích khi làm móng nhà được bật mí trong bài viết trên, hy vọng bạn sẽ chọn được loại móng phù hợp cho công trình. Hãy lựa chọn loại thép tốt đảm bảo sự vững chắc và an toàn cho công trình của bạn với giá thành hợp lý và chất lượng ưu việt trong từng sản phẩm.
Hãy liên hệ ngay để tư vấn thiết kế miễn phí
Hotline: 0865816199